Đối với nhiều nhà quản lí, họ cho rằng công việc là thước đo chuẩn xác vị trí của bản thân ngoài xã hội. Chính vì vậy họ luôn có gắng nhất có thể khẳng định cái tên của mình, luôn nhắc lại nhiều lần để mọi người biết và hi vọng có thể nể nang, kính phục. Thế nhưng, một người quản lí có vị trí thật sự và được mọi người yêu quý, kính phục chỉ khi nào họ ngưng nói về mình.

Những yếu tố nào sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý được yêu thích?

Những yếu tố nào sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý được yêu thích?

1. Đừng cố gắng chứng tỏ bản thân quan trọng
Những ai luôn nói rằng họ đang bận bịu và căng thẳng, họ than vãn về công việc của mình quá nhiều thì thực chất họ chỉ đang cố gắng chứng tỏ tầm quan trọng của mình mà thôi.
Nếu là một nhà quản lí giỏi, nếu muốn chứng tỏ bản thân mình, thay vì “la lên” cho mọi người thấy được mình đang làm việc chăm chỉ như thế nào thì nên suy nghĩ tích cực hơn, sẵn sàng giúp đỡ người khác hơn và học cách đối phó với stress tốt hơn.
2. Không xem công việc là thước đo đánh giá địa vị
Công thức giới thiệu về bản thân mình như: “Xin chào, tôi là Nguyễn Văn A, hiện đang là CEO của công ty B” không thể phủ nhận nghe rất oai. Thế nhưng có bao giờ bạn nghĩ nếu như một ngày nào đó công ty của mình thua lỗ hoặc phá sản? Hoặc bạn có chắc mọi công việc ở vị trí đó chỉ mỗi bạn hoàn thành?
Không cần phải khoe khoang hay nhấn mạnh điều gì, bởi vì có thể bạn sẽ là một ai khác ở vị trí khác, lỡ như một ngày này đó bạn mất việc hay đổi việc mình đang đảm nhận thì sao?
3. Tôn trọng để nhận được sự tôn trọng
Ai cũng muốn được tôn trọng khi làm việc, nhưng ít người nhận ra rằng để nhận được sự tôn trọng thì phải tôn trọng người khác trước tiên. Nếu như bạn muốn ý tưởng của mình được lắng nghe, trước hết hãy lắng nghe khách quan và suy nghĩ về ý tưởng của người khác, ngay cả khi bạn không đồng ý với quan điểm của họ.

 

Tôn trọng để được tôn trọng

Tôn trọng để được tôn trọng

Đôi khi có những ý kiến có thể đo lường trước những rủi ro trong dự án của bạn, đừng nên xem thường và bỏ ngoài tai mọi thứ. Những điều bạn nghĩ là đúng chưa chắc khi bạn làm nó đã đúng cả đâu.
4. Xem thất bại là cơ hội
Hầu hết mọi người ai cũng lo sợ rằng mình sẽ thất bại và tổn thất, thông thường một nhà quản lí để trở nên dày dặn và giỏi giang đều đã đi qua rất nhiều thất bại. Đôi khi thất bại thực hiện một công việc bạn mong ước nhưng điều đó sẽ đẩy bạn đến một môi trường khác, và mở ra cho bạn nhiều cơ hội khác, đầy mới mẻ và phù hợp với năng lực của bạn hơn.
 
5. Hãy luôn khiêm tốn
 
Bạn kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bởi vì sẽ có người kiếm được nhiều hơn bạn. Bạn đảm nhận chức vụ gì trong công ty không quan trọng bởi vì chưa chắc chức vụ đó đã là lớn nhất, quan trọng và nòng cốt nhất. “Núi cao còn có núi cao hơn” – Hãy luôn khiêm tốn để được trao cho nhiều cơ hội, phấn đấu hoàn thiện bản thân từng ngày. 
 
6. Tạo ra môi trường làm việc tích cực
 
Là một nhà quản lí tốt, bạn phải tạo ra được một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tốt nhất có thể để cấp dưới của bạn có thể phát huy năng lực làm việc của mình. Làm được điều này, mọi người sẽ đánh giá bạn thực sự là một mối nối quan trọng, là điểm then chốt để mọi người làm việc với nhau.

Môi trường làm việc tích cực là bí quyết để thành công

Môi trường làm việc tích cực là bí quyết để thành công

7. Khen ngợi nhân viên
Là một nhà quản lí, thành tích của bạn được đánh giá tốt hay không là tuỳ thuộc vào thành quả làm việc của nhân viên. Hãy thường xuyên khen ngợi và công nhận thành quả mà họ làm ra, động viên để họ cố gắng làm việc, họ sẽ mang về cho bạn những kết quả tuyệt vời.