Người Trợ lý giỏi là người sẽ giúp cho giám đốc điều hành (CEO) có thêm nhiều thời gian để tập trung cho việc phát triển doanh nghiệp.Vậy, người Trợ lý sẽ cần làm gì để giúp CEO quản lý lịch làm việc hiệu quả và giữ cho mọi việc đúng tiến trình, tiến độ? EM sẽ liệt kê cụ thể qua bài viết này.

Trợ lý giám đốc sẽ làm những công việc thế nào?

Trợ lý giám đốc sẽ làm những công việc thế nào?

1. Trở thành cổng thông tin liên lạc của giám đốc điều hành


Trợ lý sẽ là người soạn thảo tất cả các thông tin về lịch họp, lịch công tác, ghi chú biên bản các cuộc họp cũng như cập nhật các tin tức mới để truyền thông cho nhân viên. Đối với những thông tin quan trọng, Trợ lý nên soạn trước và sau đó gửi giám đốc duyệt qua để chỉnh sửa, hoàn chỉnh về nội dung trước khi phát hành.

 

Mặt khác, người Trợ lý cũng sẽ trở thành đầu mối liên lạc giữa CEO với tất cả nhân viên có nhu cầu hẹn trao đổi,xin ý kiến xử lý công việc từ CEO hay những đối tác đang có nhu cầu làm việc với họ. Người trợ lý sẽ tổng hợp, chắt lọc và sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng buổi hẹn trước khi chuyển các thông tin đó đến với CEO.


2. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài liệu, dữ liệu


Nghiệp vụ quản lý liên quan đến sổ sách, báo cáo, tài liệu và dữ liệu là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với một người Trợ lý. Nó không chỉ dừng lại ở việc soạn thảo, in ấn hay lưu trữ. Người Trợ lý sẽ cần phải quản lý, phân loại, sắp xếp tài liệu một cách khoa học và lưu trữ chúng an toàn. Đảm bảo CEO có thể tiếp cận cũng như hiểu chúng dễ dàng nhất.

Lịch làm việc của CEO cũng cần được sắp xếp một khoảng thời gian để đọc và xử lý những tài liệu này. Một điểm cần lưu ý là những thông tin của các tài liệu phải chính xác, súc tích. Người Trợ lý sẽ phối hợp với người/ bộ phận biên soạn để hoàn chỉnh trước khi trìnhchúngcho CEO.

3. Quản lý thư từ, email & lịch làm việc


Sẽ là lý tưởng nhất nếu Trợ lý có thể quản lý toàn bộ thư từ, email và lịch làm việc của CEO. Trợ lý sẽ thay mặt CEO gửi mail và phản hồi email trong nội bộ cũng như với khách hàng, đối tác. Lịch làm việc của giám đốc điều hành cũng sẽ được sắp xếp bởi Trợ lý để đảm bảo mọi việc hoạt động liền mạch và thống nhất.

4. Quản lý các chuyến công tác


Việc sắp xếp lịch trình, phương tiện di chuyển, khách sạn, chuẩn bị những tài liệu và hành lý cho chuyến công tác là những việc người Trợ lý sẽ thực hiện để CEO hay nhân sự tham gia có thể dành nhiều thời gian hơn cho các đầu việc quan trọng trong chuyến công tác.

Việc hiểu rõ về tài nguyên của công ty, phân loại chuyến đi theo khoảng cách cũng như thời gian là cần thiết để lựa chọn phương tiện di chuyển có sẵn của công ty hoặc thuê xe bên ngoài hay đặt vé máy bay. Ngoài ra, tiêu chí về chất lượng, giá cả trong việc lựa chọn đơn vị cho thuê xe, cung cấp vé máy bay cũng cần được xem xét để tối ưu chi phí mà vẫn tạo được sự thoải mái nhất trong quá trình di chuyển.

Trợ lý sẽ thay bạn quản lý lịch biểu của cả văn phòng

Trợ lý sẽ thay bạn quản lý lịch biểu của cả văn phòng

5. Kiểm soát được chi tiêu của CEO và văn phòng 
Một Trợ lý giỏi phải là người có thể kiểm soát được tất cả các khía cạnh tài chính liên quan đến văn phòng và sếp của họ. Từ những việc hoàn thiện thủ tục giấy tờ và quản lý, sắp xếp các đơn đặt hàng và hóa đơn, chứng từ, hoàn của văn phòng, cho đến quản lý quá trình chi tiêu cho giám đốc.
6. Quản lý lịch công tác/ nghỉ phép của nhân viên
Trong văn phòng, Trợ lý nên là người theo dõi tất cả hồ sơ công tác, nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ lễ của nhân viên và được thay mặt giám đốc phê duyệt các yêu cầu đó. Chỉ những trường hợpcó thời gian nghỉ phép hay công tác dài hơn bình thường hay có tần suất nghỉ thường xuyên thì CEO cần được báo cáo.
7. Các nhiệm vụ hành chính văn phòng
Các nhiệm vụ kiểm soát tất cả các hệ thống hành chính và quản lý văn phòng hàng ngàybao gồm: Bảo trì, đảm bảo vận hành cho thiết bị văn phòng, đặt hoa trang trí, văn phòng phẩm, quản lý nội thất văn phòng, quản lý các lịch họp, đặt phòng và tổ chức các phòng họp, v.v… Người trợ lý cần đảm bảo rằng tất cả các hoạt động này đều suôn sẻ, tránh để giám đốc điều hành phải bận tâm.
 
8. Làm việc với các nhà cung cấp
Người Trợ lý chuyên nghiệp cần biết cách quản lý các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho CEO và văn phòng. Trợ lý cần nghiên cứu, liên hệ, lập biểu mẫu so sánh giá để lựa chọn nhà cung cấp với những tiêu chí cụ thể. Cũng như duy trì, giám sát việc thực hiện hợp đồng, tiến độ triển khai và quản lý hóa đơn.
Kiến thức về pháp lý, kỹ năng đọc hiểu hợp đồng là cần thiết cho nghiệp vụ này. Đối với những doanh nghiệp có phòng Mua hàng riêng, người Trợ lý sẽ là đầu mối tiếp nhận và tổng hợp thông tin từ phòng Mua hàng. Sau đó duyệt, chắt lọc những thông tin cần thiết nhất để CEO nắm được thông tin và đưa ra quyết định.
Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản của một người Trợ lý giám đốc chuyên nghiệp sẽ cần phải làm. Để thực hiện tốt những công việc trên, ngoài kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, cũng cần có sự giao tiếp tốt cũng như tạo dựng được mối quan hệ gắn bó với giám đốc điều hành, để họ có thể sẵn sàng giao phó và đặt niềm tin vào Trợ lý của mình.