Chúng ta thường nghĩ rằng chìa khóa để những người nổi tiếng thành công là những bí quyết đi trước thời đại, nắm bắt được cơ hội tiềm năng của thị trường… Nhưng khi được đặt câu hỏi chia sẻ bí quyết thành công của mình, họ thường tiết lộ những điều rất giản đơn mà chúng ta thường bỏ qua.
Steve Jobs là một nhà điều hành đại tài của kỷ nguyên Apple
Steve Jobs đã có một tuyên ngôn nổi tiếng khi làm việc là “nói không với tất cả mọi thứ để tập trung vào những gì đang làm”. Để tập trung tối ưu nhất những gì mà mình đang theo đuổi, ông luôn dứt khoát từ chối các dự án đầy hứa hẹn và tiềm năng. Chúng ta ai cũng có 24 giờ một ngày giống nhau, thời gian có giới hạn chỉ cho phép chúng ta tập trung hoàn thành những thứ quan trọng ở hiện tại, các nhà sáng lập đều nhận thức được điều này và chấp nhận đánh đổi với nhiều cơ hội khác. 
 
Để xác định được những việc nào chúng ta nên nói “không”, bạn có thể áp dụng thủ thuật “Nếu nó xảy ra vào mai ?”. Ví dụ khi nhận được lời mời đến với các buổi diễn vào tuần tới hoặc tháng tới, bạn hãy đặt câu hỏi cho bản thân rằng: “Nếu công việc đó được thực hiện vào ngày mai thì mình có tham dự không?” Nếu diễn ra vào ngày mai và bạn không muốn tham dự/thực hiện, bạn nên từ chối để tiết kiệm được thời gian cho bản thân mình.
 
Nhưng bản thân nhận thức được cần phải từ chối, nói “không” chưa phải là tất cả, hãy từ chối một cách khéo léo để giữ được những mối quan hệ sẽ có lợi về sau, hãy cân nhắc thật kĩ và có thái độ biết ơn/tiếc nuối với những người mang cơ hội đến cho bạn. Để học được phương pháp “từ chối” như Steve Jobs, dưới đây là 4 bước tham khảo của Brian de Haaff bạn nên xem qua:

 

1. Lắng nghe yêu cầu

Haaff nói rằng một khi ai đó yêu cầu bạn làm điều gì, bạn hãy nghĩ điều này quan trọng với họ và dành thời gian suy nghĩ về lời đề nghị. Dẫu bạn không có thời gian thực hiện nó nhưng nếu bạn suy nghĩ và lắng nghe, chứng tỏ bạn đang trân trọng đối phương và họ sẽ rất cảm kích điều đó.

2. Xem xét mục tiêu của bản thân
Xem xét mục tiêu của bản thân để từ chối một cách kiên quyết
Để trả lời yêu cầu từ ai đó, bạn cần xác định rõ về những gì mình đang làm ở hiện tại và nếu có công việc này xuất hiện, nó sẽ ảnh hưởng bạn như thế nào? Sau cùng, bạn mới có thể đánh giá xem mình nên từ chối hay tiếp nhận. De Haaff có một phương pháp tên là “mục tiêu đầu tiên”. Phương pháp này nói rằng bạn chỉ nên đồng ý giúp đỡ những dự án, những hoạt động mà chúng vận hành cùng với mục tiêu bạn đang cố gắng thực hiện. Áp dụng phương pháp này, những yêu cầu lệch ra khỏi quỹ đạo bạn sẽ dễ dàng nhận ra và nói “không” với chúng.
3. Trả lời dứt khoát

Nếu bạn vòng vo hay không dứt khoát, có nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian của họ và của bạn. Bạn nên xác định ngay mình có nhận làm việc này hay không và trả lời một cách nhanh chóng, thẳng thắn. Đối phương chắc chắn sẽ thông cảm và tôn trọng bạn hơn là bạn cứ mãi chần chừ, làm chậm trễ mọi chuyện nhưng rốt cuộc câu trả lời vẫn là “không”.

4. Giải thích lý do của sự từ chối

Giải thích cho họ lý do tại sao bạn từ chối khiến câu trả lời trở nên thân thiện và dễ tiếp nhận hơn. Họ sẽ hiểu rõ quan điểm của bạn và biết rằng bạn rất muốn giúp họ nhưng vì những lí do khách quan bạn không thể nhận lời được. Việc quan tâm đến cảm xúc của người khác sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ được lâu dài.