Với xu thế phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay, vấn đề về khởi nghiệp luôn được các nhà kinh doanh quan tâm. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn chưa phân định rõ về hai khái niệm SME và Start up nên đôi khi vẫn còn áp dụng sai mô hình. Bài viết này EMOI sẽ chỉ rõ những điểm khác nhau giữa SME và Start up để bạn có thể lựa chọn mô hình áp dụng phù hợp.

Phân biệt Startup và SME như thế nào là chuẩn nhất?

Phân biệt Startup và SME như thế nào là chuẩn nhất?

Mục tiêu kinh doanh
 
Một Start up tuy bắt đầu từ quy mô nhỏ nhưng lại có tầm nhìn rộng. Start up là mô hình kinh doanh có thể tác động lớn đến thị trường hiện tại. Họ có thể thành công tạo nên một công ty lớn, hoàn toàn mới.
SME là những tổ chức có cấu trúc theo mô hình kinh doanh đã có sẵn trên thị trường. Họ tập trung hơn vào lợi nhuận bằng cách cung cấp giá trị cho khách hàng. Điều khả thi nhất để thành công là đảm bảo tính khả thi trong một thời gian dài, lấy tài chính kinh doanh làm sự phát triển của công ty.
Lợi thế cạnh tranh
SME không cần cạnh tranh dựa vào sự độc đáo hoặc sáng tạo đột phá vì họ hoạt động ở một quy mô nhỏ và không cạnh tranh quy mô toàn cầu như Start up. SME phát triển từ nhỏ rồi từ từ lớn mạnh, phải có lãi từ ngày đầu tiên hoặc sau một thời gian ngắn. Chính vì vậy họ kinh doanh những gì mà thị trường có nhu cầu.
Start up có thể không có lợi nhuận trong một vài năm, sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh cũng không cần phải đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường vì họ đang muốn tạo ra một thị trường mới. Chính vì vậy sản phẩm hay dịch vụ của họ phải khác biết, chiếm ưu thế dẫn đầu, tuy nhiên sản phẩm này cần phải có tiềm năng.
Khả năng quy trình hóa
Start up rất chú trọng khả năng quy trình hóa các công việc trong bộ máy vận hành để có thể chuyển giao được cho nhiều người, mang tính chất có thể chuyển giao, chuyển nhượng mô hình. Còn SME thường có quá trình thực hiện các công việc bí mật, không chuyển giao, tập trung phát triển mô hình dịch vụ.

 

Quy trình là yếu tố quan trọng để vận hành doanh nghiệp

 

Chủ sở hữu
SME thường là các công ty gia đình, ít huy động vốn từ bên ngoài. Họ sẽ tự bỏ vốn ra và làm chủ doanh nghiệp của mình. Khác với SME, Start up thường sẵn sàng chia sẻ cổ phần công ty cho nhiều nhà đầu tư khác để sử dụng nguồn vốn đó phát triển đột phá mô hình mới của mình trong thời gian ngắn.
Mở rộng quy mô
Chính vì Start up không đặt nặng quyền sở hữu nên khi mở rộng chi nhánh, công ty, cửa hàng họ sẽ không tốn quá nhiều chi phí nhờ nguồn vốn đầu tư. Start up sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng quy mô.
Với SME hàng nếu muốn mở rộng quy mô phải bỏ thêm nhiều vốn vì họ tự thân. Tốn chi phí cho nhân lực hay nguyên liệu sản xuất sản phẩm…
Tốc độ tăng trưởng
SME sẽ có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên vì sản phẩm hay dịch vụ họ đưa ra dễ dàng tìm kiếm khách hàng hơn, nhu cầu sử dụng đã có sẵn trong thị trường. Nếu được đầu tư vốn nhiều lợi nhuận thu lại sẽ có trong thời gian ngắn.
Start up thì lại khác, Start up thường mất thời gian ở giai đoạn đầu để có được một số lượng người dùng nhất định, họ sẽ phải chấp nhận thua lỗ và cần nhà đầu tư rót vốn liên tục, hiệu quả không thấy được ngay nhưng nếu thành công sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân.