Ngày Tết Việt Nam

Ngày Tết Việt Nam

Vay mượn, trả nợ
 
Vào ngày đầu năm, mọi người luôn kiêng kỵ việc vay tiền ai đó hoặc đi vay của ai đó. Bởi vì họ quan niệm rằng nếu đầu năm mới bạn đã cho ai đó vay tiền thì cả năm bạn luôn bị làm phiền khi người khác luôn nợ bạn, còn việc đi vay tiền ai đó vào ngày đầu năm thì cả năm bạn luôn nợ nần, túng thiếu. Thêm vào đó, việc đi trả nợ, trả đồ cho người khác cũng là điều không nên, bởi vì cả năm bạn sẽ luôn không tình trạng của cải bị mang đi đưa cho người khác.

 

Quét nhà
Vào ngày cuối cùng của năm hoặc đêm giao thừa, nhà nào cũng sẽ lau dọn quét nhà sạch sẽ để sang mùng 1 không phải quét nhà. Bởi vì ông bà ta quan niệm rằng việc quét nhà có nghĩa là đang quét tài lộc ra khỏi cửa.
Quan niệm này có nguồn gốc từ câu chuyện của Trung Quốc – Một người lái buôn được ban tặng một người hầu và bỗng trở nên giàu có. Vào ngày mùng 1, cô người hầu phạm lỗi nên bị ông đánh đập thậm tệ phải trốn vào đống rác. Người lái buôn không hề biết đã quét đống rác ra khỏi cửa và cũng từ đó ông trở nên nghèo túng.
Chính vì vậy vào ngày mùng 1 Tết không ai muốn quét gì từ trong nhà của mình ra khỏi cửa cả. Họ sẽ quét dồn lại vào một góc và đang sang ngày sẽ hốt rác bỏ đi.

Quét nhà là hành động kiêng kỵ ngày Tết

Quét nhà là hành động kiêng kỵ ngày Tết

Rơi vỡ đồ đạc
Mọi người hạn chế làm rơi vỡ đồ đạc bởi vì họ cho rằng đầu năm rơi vỡ cả năm sẽ làm hư hại công việc, làm ăn thất bại. Hơn nữa, người ta còn lo sợ nếu rơi vỡ đồ gia đình sẽ tan vỡ, cặp đôi chia lìa. Chính vì vậy vào ngày đầu năm, mọi người luôn chú trọng đi đứng, tránh va vấp hay làm rơi vỡ điều gì.
Tranh cãi, đánh nhau
Chúng ta luôn chúc nhau một năm mới thật nhiều niềm vui đúng không? Đó không chỉ là một lời chúc suông mà thực sự ai cũng mong muốn một năm yên bình, hạnh phúc, vì vậy hạn chế tranh cãi, bất hoà cũng là một lẽ dĩ nhiên.
Nếu khởi đầu một năm đã gặp sự bất hoà thì mọi người lo sợ rằng luôn gặp chuyện tức giận, xung khắc. Những tranh cãi hay bất đồng sẽ dẫn đến rạn nứt mối quan hệ hay mất sự liên kết tình cảm với nhau.

 

Khóc hay buồn

Không nên khóc hay buồn vào dịp Tết

Không nên khóc hay buồn vào dịp Tết

Năm mới là dịp gia đình cùng nhau vui vẻ, quây quần, việc khóc lóc, buồn bã vào ngày đầu năm là chuyện không nên. Hơn nữa, nếu mới ngày đầu tiên của năm đã phải khóc lóc thì cả năm sẽ gặp toàn chuyện buồn rầu lo nghĩ. Vì thế nhiều người kiêng kỵ điều này để tránh gặp những chuyện không may, bản thân không được vui vẻ, tích cực.
Cho lửa, nước
 
Bởi vì lửa có màu đỏ, ông bà ta tin rằng lửa đại diện cho may mắn. Nước được coi như nguồn tài lộc, như có trong câu chúc Tết: “Tiền vô như nước”. Chính vì vậy mọi người đều kiêng kỵ ai đến nhà mình xin lửa hay nước, bởi vì việc này xem như là mang tài lộc đi cho, gia đình sẽ mất hết may mắn, tiền tài.
Người có tang vào nhà người khác
Bởi vì mọi gia đình vào ngày đầu năm đều muốn những điều vui vẻ, may mắn, tài lộc vào nhà mình. Những ai ở năm cũ nhà có người mất, là những người có chuyện buồn, không may thì không nên vào nhà người khác. Người ta tin rằng điều này sẽ mang chuyện không may đến cho chủ nhà. Họ sẽ làm ăn thất bại hay gia đình có người ốm đau, bệnh tật.
Những gia đình có tang sẽ được cất tang trong 3 ngày để ăn mừng năm mới, còn nếu người thân mất vào ngay mùng 1 thì phát tang vào mùng 2.
Nói những điều xui xẻo

Không nên nói những điều xui xẻo vào dịp Tết

Không nên nói những điều xui xẻo vào dịp Tết

Ông bà xưa luôn dặn con cháu phải cẩn trọng trong câu nói vì nếu nói ra những điều xui rủi thì sẽ gặp những điều không may hoặc có thể ứng vào đời thật từ những lời nói đó. Do đó trong những cuộc trò chuyện với bạn bè hay gia đình, mọi người thường gửi nhau những lời chúc tốt đẹp cũng như mong cho họ gặp những điều tốt lành để một năm có thể suôn sẻ, trọn vẹn.