Rất nhiều doanh nghiệp khi thành lập đều mong muốn doanh nghiệp của mình có thể niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, kiếm được một số tiền khổng lồ và có vị thế với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, nếu có sai sót, cái giá phải trả không nhỏ. Bạn cần phải cân nhắc những lợi ích và rủi ro khi thực hiện IPO để có quyết định phù hợp.
IPO là gì? Những doanh nghiệp nào cần IPO?
Khái niệm IPO:
IPO được viết tắt của cụm từ “ Initial Public Offering”. Nó chỉ những công ty thực hiện lần đầu tiên việc đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán hay phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng.
Lợi ích khi thực hiện IPO:
  • Thực hiện IPO nhằm sát nhập các doanh nghiệp nhỏ có tiềm năng, để tạo nên một đội ngũ nhân viên năng lực tạo được hiệu quả cao hơn trong lợi ích công việc.
  • So với việc phát hành trái phiếu, IPO có những thuận lợi mang lại nhiều giá trị hơn
  • Giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn lớn để đầu tư vào việc quá trình cải tiến, trả nợ hoặc duy trì, tạo ra bước đột phá mới cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện IPO các doanh nghiệp cũng không cần phải hoàn trả quỹ vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu.
IPO rõ ràng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Rủi ro khi thực hiện IPO:
  • Để có được nguồn vốn đáng kể về cho doanh nghiệp phải chịu các rủi ro như nếu có sai sót, người đứng đầu có thể mất quyền điều hành và kiểm soát kinh doanh.
  • Những bộ phận như: CEO, CFO, các thành viên Ban Giám Đốc cần phải nắm rõ các quy định về luật pháp vì lúc này những bước đi của doanh nghiệp họ phải chịu trách nhiệm.
  • Bạn phải kiểm soát được việc phát sinh các chi phí hành chính, thủ tục kế toán (tăng lên 3–4 lần) khi được niêm yết trên sàn chứng khoán để không ảnh hưởng đến nguồn thu của công ty.
  • Các hoạt động mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ bị tác động, ảnh hưởng và phải thay đổi liên tục theo các chính sách của Chính Phủ. Áp lực duy trì tốc độ tăng trưởng rất lớn.
  • Mỗi doanh nghiệp niêm yết phải công bố/trả lời các thông tin, cung cấp tài liệu liên quan về các hoạt động cho cổ đông và báo chí.
  • Mỗi quyết định đều phải thông qua sự đồng ý của số đông. Hoặc có thể một phần của công ty sẽ bị bán lại cho các tổ chức khác mà bạn không hề muốn.