Không có đường tắt nào dẫn đến thành công. Thật vậy, đó là cả một quá trình nỗ lực. Thành công theo cách nhìn của mỗi người đều khác nhau. Một số người theo đuổi sự giàu có trong khi những người khác lại chọn chạy theo đam mê.

Hoặc có những người xác định thành công bằng chất lượng mối quan hệ của họ với gia đình và bạn bè.Thường thì một người theo đuổi thành công sẽ quan tâm đến việc xác định mục tiêu của họ là gì. Liệu họ có thể có được tình yêu và sự chấp thuận mà bản thân mong muốn từ những người khác hay không. Hoặc họ có thể thực sự đáp ứng được những kỳ vọng mà mình đã đề ra trước đó không.

Dưới đây là 4 lời khuyên của EM muốn chia sẻ để giúp bạn lấy lại được sức khỏe tinh thần trong hành trình tìm kiếm thành công của bản thân:

Học cách sống hạnh phúc, đó là bài học khó nhất mà mỗi chúng ta đều phải vượt qua

Học cách sống hạnh phúc, đó là bài học khó nhất mà mỗi chúng ta đều phải vượt qua

Mục lục bài viết

1. Luôn luôn chú ý đến sức khỏe tinh thần

Như người ta thường nói, hạnh phúc là một hành trình, không phải là đích đến. Nếu việc theo đuổi thành công của bạn khiến bạn trở nên căng thẳng đến mức chỉ cảm thấy bản thân rất vất vả. Có lẽ đã đến lúc phải thực hiện một số biện pháp chăm sóc bản thân.

 

Căng thẳng có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của bạn. Căng thẳng mãn tính cũng làm suy yếu khả năng nhận thức và khiến bạn dễ dàng trở nên mất kiểm soát.

Khi đối mặt với một mối đe dọa về nhận thức, cơ thể chúng ta sẽ giải phóng endorphin. Endorphin, “morphin nội sinh” là các neuropeptide opioid nội sinh và hormone peptide ở người và các động vật khác. Chúng được sản xuất bởi hệ thần kinh trung ương và tuyến yên.

Những hooc môn này sẽ tạo ra phản ứng “chiến-hay-chạy” cho cơ thể. Một cơ chế sinh tồn cực kì quan trọng giúp chủ thể phản ứng khi cảm thấy nguy hiểm, giống như khi bạn nhìn chằm chằm vào một con sư tử trên thảo nguyên châu Phi vậy.

Khi cơ thể bạn đã quen với việc sống trong trạng thái “chiến-hay-chạy” gần như liên tục, giấc ngủ của bạn là một trong những điều đầu tiên phải quan tâm. Bạn có thể chuyển sang dùng thuốc, rượu hoặc thức ăn để cảm thấy tốt hơn.

Chất lượng giấc ngủ, sức khỏe là thước đo chính xác nhất về mức độ căng thẳng của bạn. Chỉ cần điều chỉnh khi phát hiện sự bất thường trong những điều trên như ngủ nhiều hơn hoặc thay đổi các thói quen sinh hoạt khác, bạn đã có thể cải thiện được mức độ căng thẳng.

2. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân

Nếu bạn đang trên con đường thăng tiến không ngừng trong một lĩnh vực nào đó (chẳng hạn như trong nghề nghiệp của bạn). Nhưng bạn lại không thể làm tốt trong các lĩnh vực khác ( như duy trì mối quan hệ hay chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân). Bạn cần phải ngay lập tức đề ra những mục tiêu mới để có thể cân bằng các khía cạnh đó trong cuộc sống của mình, đừng chỉ cố gắng tập trung vào một lĩnh vực nào đó.

Thành công là khi bạn biết cách cân bằng giữa các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như sức khỏe, cảm xúc, sự nghiệp, mối quan hệ.

Khi chúng ta tập trung quá mức vào một điều gì đó, những thứ khác có thể bị ảnh hưởng. Một ví dụ điển hình đó là, những người ngày đêm làm việc và trong đầu chỉ có sự nghiệp, sẽ sớm nhận thấy rằng họ chẳng có thứ gì khác ngoài công việc. Sức khỏe của họ bị ảnh hưởng, họ trở nên cô đơn, không có thời gian cho bản thân để bù đắp về mặt cảm xúc và tinh thần. Họ đang tự vắt kiệt sức lao động và hủy hoại cuộc sống của chính mình.

Cân bằng cuộc sống và công việc, học cách chấp nhận và cho đi nhiều hơn
Cân bằng cuộc sống và công việc, học cách chấp nhận và cho đi nhiều hơn

3. Học cách chấp nhận

Một nghiên cứu cho rằng những người có chất lượng cuộc sống cao thường sở hữu sự thích ứng với những thứ khác nhau. Họ dần thích ứng theo các tình huống thay vì chờ đợi những tình huống đó thay đổi theo ý của mình. Họ không bao giờ đòi hỏi hay yêu cầu những người khác làm theo suy nghĩ của mình một cách vô lý.

Nếu bạn có thể học cách chấp nhận và tự điều chỉnh để thích ứng với những khó khăn đang gặp phải, bạn sẽ thấy bản thân trở nên linh hoạt hơn và gặt hái được những thành quả đáng mong đợi.

“Cách tốt nhất để cải thiện trí thông minh chính là khả năng thích ứng”, Albert Einstein, nhà vật lý lý thuyết người Đức nói.

Gia đình là yếu tố không thể thiếu cho một cuộc sống hạnh phúc, sum vầy
Gia đình là yếu tố không thể thiếu cho một cuộc sống hạnh phúc, sum vầy

4. Nếu bạn đang theo đuổi thành công cùng với cảm giác sợ hãi, hãy từ bỏ nó

Sợ hãi không phải là một động lực, nó sẽ chỉ khiến bạn ngày càng thụt lùi, mệt mỏi, chán nản và tuyệt vọng mà thôi.

Đừng bao giờ gieo rắc nỗi sợ hãi ở một đứa trẻ và nói với chúng rằng đó là tấm vé để thành công. Thay vào đó, bạn cần cố gắng an ủi, truyền cảm hứng, giúp trẻ giải quyết vấn đề, khiến chúng cảm nhận được giá trị của bản thân và sự tự tin. Những giải pháp đó cũng rất cần được áp dụng khi chúng ta trưởng thành. Nếu quá trình thành công của bạn đi kèm với những nỗi sợ hãi. Ví dụ như, sợ đối mặt với sự thất bại hay nghi ngờ bản thân không đủ năng lực hoặc sợ khiến người khác thất vọng. Có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm kiếm những giải pháp cho tâm hồn của mình.

Bạn có thể xem xét việc lắng nghe tư vấn từ bác sĩ tâm lý. Họ có thể đưa ra những giải pháp kéo bạn ra khỏi mặc cảm hoặc nỗi sợ hãi để bạn tự tin tiến xa hơn trong con đường sự nghiệp của mình.