Trạng thái tạm dừng hoạt động kinh doanh một thời gian dài vì đại dịch Covid 19 là nguyên nhân chung kéo rất nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực. Tuy nhiên nếu các nhà lãnh đạo nếu cứ nhìn vào khó khăn trước mắt và nản chí thì chắc chắn không thể cứu nguy cho doanh nghiệp của mình. Đây là lúc bạn cần bình tĩnh, xem xét toàn diện các vấn đề để kịp thời thay đổi, chỉnh sửa nhằm tối ưu hoá các chi phí, tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp của mình vượt qua được thời kì này.

Mục lục bài viết

1. Áp dụng hình thức trực tuyến trong kinh doanh

Trước khi Covid được loại bỏ hoàn toàn tại Việt Nam, dù không còn giãn cách thì hình thức làm việc trực tuyến vẫn mang lại hiệu quả và phù hợp nhất hiện tại. Việc đẩy mạnh Digital Marketing và Quảng cáo trực tuyến bên cạnh tiếp thị truyền thống là hướng đi hiệu quả nhất cho doanh nghiệp để giải quyết khủng hoảng. Ngoài ra, chuyển hướng kinh doanh từ offline sang online, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến đang là xu hướng thương mại toàn cầu, chúng ta cần phải thích nghi để cạnh tranh tồn tại trong thị trường.

Nhờ các ứng dụng nền tảng số, hầu như toàn bộ các công việc đều có thể giải quyết. Từ hoạt động quảng cáo, bán hàng, quản lý đến trao đổi nội bộ nhân sự, chúng ta phải tập làm quen và vận dụng các công cụ có sẵn này để quy trình làm việc được vận hành trơn tru nhất, rút ngắn thời gian và tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp

2. Tối ưu hoá trong phân bổ nguồn tài chính

Để tiết kiệm ngân sách trong giai đoạn khủng hoảng vì Covid 19, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp cắt bỏ cùng lúc bao gồm: sa thải nhân sự, thay đổi diện tích văn phòng, cắt giảm chi phí văn phòng phẩm, thay thế đội ngũ nhân sự bằng các dịch vụ thuê ngoài… Tuy nhiên, cần có một kế hoạch tài chính – kinh doanh cụ thể cho giai đoạn này để các chi phí được phân bố hợp lý và đạt hiệu quả.

3. Tối ưu hóa nguồn nhân lực

Một trong những phương án cần phải áp dụng chính là xử lý nguồn nhân lực. Cần phải đánh giá thật kỹ lưỡng và ra quyết định tuỳ theo cấp độ ứng với tình trạng của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự là yếu tố mang tầm quyết định để dẫn dắt công ty qua khó khăn và phục hồi sau đại dịch. Chính vì vậy để chọn lựa được đâu là những vị trí nòng cốt cần giữ lại và nên xây dựng bộ máy nhân sự mới tinh gọn như thế nào cũng là một bài toán khó. Ngay lúc này, các nhà lãnh đạo cần tham mưu, tư vấn thêm các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự để phương án thay đổi nội bộ thực sự mang lại hiệu quả.

Có thể cân nhắc theo các cấp độ như: Tạo sự kết nối với nhân viên để cắt giảm mức lương theo tỉ lệ phần trăm; thay đổi hình thức lao động từ toàn thời gian sang bán thời gian; tận dụng thời gian để đào tạo nhân viên đảm nhiệm công việc ở nhiều vị trí cần thiết như kinh doanh, tiếp thị, telesales…

4. Tinh giản hoá quy trình làm việc

Rất có thể lĩnh vực kinh doanh của bạn không cung cấp đúng nhu cầu thị trường để duy trì tài chính vượt qua Covid, chính vì vậy các doanh nghiệp thường bổ sung thêm ngành hàng/dịch vụ mới hay thay đổi mô hình kinh doanh. Mấu chốt ở bài toán này nằm ở khả năng tinh gọn quy trình nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ mới, tiếp cận thị trường nhanh chóng, không rườm rà phòng ban phê duyệt, phân phối trao quyền quyết định xuống các tầng nhân sự thực hiện tự động, từ xa.

Ngoài ra, không cần phải có đầy đủ bộ máy nhân sự và hoạt động chia việc cho từng phòng ban, các doanh nghiệp chỉ cần giữ các vị trí chiến lược cùng trợ lý đa năng hỗ trợ toàn lực hoặc thuê thêm dịch vụ nhân sự bên ngoài ở những lúc cần thiết.

Hiện nay, có rất nhiều công ty dịch vụ cung ứng các giải pháp tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp trong mùa dịch như: văn phòng ảo, dịch vụ trợ lý, dịch vụ cung cấp đội ngũ telesales, các công ty hỗ trợ tư vấn quản trị nhân sự, kế toán tài chính… Đây sẽ là các đối tác bền vững đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi hậu đại dịch.