Là một nhà lãnh đạo, nếu bạn đang nghĩ rằng công tác làm việc với nhân viên là chỉ đạo và ra quyết định thì hoàn toàn sai lầm. Biết cách giao tiếp với nhân viên của mình khi làm việc sẽ khiến cho bạn dễ dàng quản lý nhân sự hơn cũng như gián tiếp nâng cao hiệu suất công việc, phát triển công ty.
1. Truyền tải thông tin chính xác, chỉ dẫn rõ ràng
 
Mọi thông báo hay chỉ thị bạn đưa ra phải thật chính xác, rõ ràng để nhân viên của bạn có thể nắm rõ và hoạch định được những công việc mà họ phải làm. Nếu bạn thay đổi quyết định quá nhiều, thông tin trước sau đưa ra không nhất quán sẽ khiến nhân viên phân vân không biết đâu mới là thông tin đúng và truyền tải điều gì với các đồng nghiệp khác cũng như khách hàng.
Hơn nữa, việc thay đổi quyết định hay chỉ thị bất chợt sẽ khiến họ không đủ thời gian chuẩn bị và hoàn thành công việc với chất lượng tốt.

 

Truyền tải chính xác thông tin là một phần tất yếu của kỹ năng giao tiếp

Truyền tải chính xác thông tin là một phần tất yếu của kỹ năng giao tiếp

2. Đưa các ý kiến, nhận xét, đánh giá
Để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng ý mà bạn mong muốn, hãy thường xuyên theo dõi tiến độ công việc của nhân viên và góp ý kịp thời để họ điều chỉnh và sửa đổi. Thêm vào đó, đừng chỉ phê duyệt hoặc nói không đồng ý, để công ty có thể phát triển, người lãnh đạo phải luôn đưa ra lời nhận xét công việc mà nhân viên đã làm, giải thích tại sao ý kiến đó lại không hợp lý.
Việc đánh giá, giải thích sẽ giúp nhân viên của bạn chấp thận và tích cực phấn đấu hơn trong công việc, điều này sẽ làm mối quan hệ giữa bạn và nhân viên thoải mái, gần gũi và hiểu ý nhau hơn.

 

Đánh giá và bình luận để hiểu nhân viên hơn

Đánh giá và bình luận để hiểu nhân viên hơn

3. Lắng nghe nhân viên
 
Bạn đừng nghĩ làm lãnh đạo chỉ cần quản lý tốt, quyết định thông minh và có tiếng nói là được. Một người lãnh đạo tốt là một người biết lắng nghe nhân viên. Bạn sẽ không thể nào có cái nhìn toàn diện từ mọi khía cạnh và nhận ra tất cả ưu khuyết điểm của vấn đề khi chỉ có một mình.
 
Nếu bạn nghiêm túc lắng nghe ý tưởng và quan điểm của nhân viên, bạn sẽ nhận ra mọi người có những suy nghĩ thật sáng tạo và góp phần lớn làm cho công ty phát triển cũng như giải quyết vấn đề tối ưu. Hơn nữa, lắng nghe nhân viên cũng là một cách ghi điểm đối với cấp dưới của mình, họ sẽ cảm thấy mình được coi trọng và có tinh thần thể hiện năng lực, cống hiến hết mình.

Lắng nghe nhân viên để hiểu nhân viên hơn

Lắng nghe nhân viên để hiểu nhân viên hơn

4. Khiển trách khéo léo
Ai cũng sẽ mắc phải sai lầm nào đó, bạn phải thật bình tĩnh để xử lí thông minh. Những lúc nóng giận chúng ta sẽ rất khó kiểm soát. Thêm vào đó khi bạn ở tư thế cấp trên, bạn sẽ dễ có những lời lẽ không hay và đôi khi thiếu tôn trọng nhân viên của mình.
Ở những trường hợp cần phải khiển trách và chỉ ra vấn đề, bạn hay khéo léo đặt câu hỏi quan điểm của họ như thế nào, tại sao họ giải quyết công việc theo hướng này… việc được chỉ ra cái sai và lắng nghe sẽ khiến họ chấp nhận lỗi lầm của mình dễ dàng hơn.

Khiển trách sao cho khéo léo là một nghệ thuật

Khiển trách sao cho khéo léo là một nghệ thuật

5. Trò chuyện với nhân viên về công việc
 
Không thể nào chắc chắn rằng khi bạn phân công nhiệm vụ họ sẽ hiểu được toàn bộ ý của bạn và vạch ra kế hoạch thực hiện một cách tối ưu nhất. Để đảm bảo người lãnh đạo và nhân viên có thể thống nhất với nhau, bạn nên thường xuyên trao đổi công việc với nhân viên, thêm vào đó để hướng dẫn họ hoặc gợi ý một số phương án giải quyết vấn đề, những ý kiến tham khảo luôn luôn là một gợi ý hoàn hảo để họ sáng tạo, tư duy.

Trò chuyện với nhân viên để tìm ra những bất hợp lý trong công việc

Trò chuyện với nhân viên để tìm ra những bất hợp lý trong công việc

6. Dành lời khen và công nhận thành quả của nhân viên
Không thể phủ nhận rằng ai cũng thích được khen ngợi, công nhận. Đừng tiết kiệm lời khen khi họ làm việc tốt và cũng đừng cảm thấy ngại công nhận năng lực của họ trực tiếp chỉ vì mình ở vị trí cao hơn. Việc bạn khen ngợi và công nhận thành quả mà nhân viên đạt được sẽ khiến họ phấn khích và có tinh thần làm việc hơn.
Họ sẽ biết được rằng công việc nào là đúng và cách xử lý công việc nào sẽ mang lại hiệu quả cao khi lãnh đạo của mình xác nhận, từ đó nhân viên sẽ phát huy năng suất và đẩy mạnh tiềm lực phát triển.

Người sếp tốt cần dành những lời khen cho nhân viên

Người sếp tốt cần dành những lời khen cho nhân viên

7. Quan tâm đến đánh giá của nhân viên

Quan tâm đến đánh giá của nhân viên

Quan tâm đến đánh giá của nhân viên

Bạn sẽ không thể nào có một đánh giá khách quan về cách làm việc của mình, do đó hãy để nhân viên đánh giá, góp ý cách làm việc của bạn. Đây là một điều tốt để bạn điều chỉnh những thứ chưa phù hợp trong quá trình quản lý nhân viên lâu dài. Ngoài ra bạn sẽ biết được nhân viên muốn bạn thay đổi những gì và thích bạn ở những điểm gì, điều này giúp cho một nhà lãnh đạo hiểu tâm lý nhân viên của mình để có cách giao tiếp, làm việc phù hợp.