Là một người đầu tàu trong công ty, để nhân viên có thể nể phục và thực hiện theo ý mình không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để những nhân viên cấp dưới chịu lắng nghe, làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì niềm đam mê với công việc? Hôm nay EM sẽ chia sẻ đến các bạn những cách mà những người lãnh đạo nên áp dụng để có được một đội ngũ nhân sự luôn nhiệt huyết gắn bó lâu dài.

Mục lục bài viết

Hãy luôn là một người lãnh đạo mẫu mực

Làm sếp
không có nghĩa là bạn tự cho mình quyền đi muộn, hay chỉ việc ngồi một chỗ “chỉ
tay năm ngón”. Bạn và các nhân viên khác chỉ khác nhau về cấp bậc, bạn vẫn phải
làm việc như những người khác, thậm chí bạn phải có trách nhiệm hơn. Do đó, hãy
trở thành một tấm gương tốt cho nhân viên cấp dưới về kỷ luật, phong cách và
tác phong làm việc. Có như vậy, nhân viên mới tôn trọng và gắn bó lâu dài với
công ty.

Quản lý đội nhóm là kỹ năng hết sức quan trọng của người quản lý

Quản lý đội nhóm là kỹ năng hết sức quan trọng của người quản lý

Luôn luôn lắng nghe tâm sự của nhân viên

Một người lãnh đạo nên có kỹ năng biết lắng nghe, việc luôn thấu hiểu của nhân viên cấp dưới là một nghệ thuật, và điều này không hề đơn giản và không phải là người lãnh đạo nào cũng có thể thực hiện được. Người lãnh đạo những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc tốt hơn. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.

 Giao phó công việc phù hợp với từng năng lực nhân viên

Một vị sếp dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể làm hết phần việc của một tập thể. Bạn nên thực sự là một vị sếp luôn theo sát từng nhân viên của mình, đánh giá được năng lực, sở trường của họ. Thì khi đó, bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không phải e ngại họ có làm được việc hay công việc đưa ra quá sức đối với họ hay không? Bạn cũng nên tiết chế, kiểm soát thái độ tiêu cực của bạn mỗi khi nhân viên không theo kịp tiến độ, việc này sẽ giúp nhân viên nể phục, cố gắng hơn ở công việc sắp tới. Khi bạn càng tỏ ra thất vọng trước những nỗ lực của họ, thì họ sẽ cảm thấy bức xúc và không được tôn trọng.

Định rõ hạn mức công việc được giao

Trong quá trình thực hiện công việc, đôi khi nhân viên thường tự ý vượt quá quyền hạn của mình. Vì vậy, trong quá trình giao việc, bạn cần định rõ hạn mức công việc để mọi người đều tập trung vào lĩnh vực được giao, tránh trường hợp nhân viên can thiệp không cần thiết vào phần việc của người khác, điều này có thể sẽ gây nên những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên.

Trên đây là những tips hữu ích EM muốn chia sẻ các bạn để có một đội ngũ nhân viên những nhân viên cấp dưới chịu nghe lời. Ở bài viết tiếp theo, EM sẽ chia sẻ thêm những lời khuyên để giữ vững sự tôn trọng tin tưởng và lòng trung thành của nhân viên đối với bạn.