Những người có trách nhiệm luôn có thói quen tự mình làm tốt tất cả các công việc và cố gắng hết sức có thể để hoàn thành lượng công việc dồn lên vai. Đôi khi họ không biết rằng ở trường hợp nào mình cần phải gọi giúp đỡ và mình có thể nhận được giúp đỡ, chia sẻ công việc mà không bị coi là làm phiền hay lười biếng. Tiêu biểu là những nhà quản lý hay giám đốc, những người nắm giữ vị trí này với rất nhiều áp lực, công việc thường xuyên bị quá tải. Vậy đâu là lúc họ cần phải có trợ lý?
Bạn đang thực sự cần được giúp đỡ ?
1. Hiệu suất làm việc giảm
Lượng công việc quá tải sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, dẫu cho cố hết sức hoàn thành các công việc nhưng sẽ không thể làm việc trong trạng thái tốt nhất, điều này dẫn đến năng suất giảm dù ít hay nhiều. Bạn không phải là một cỗ máy, kết quả làm ra sẽ giống hệt nhau, nhưng dù là cỗ máy nếu hoạt động với công suất tối đa quá lâu cũng sẽ bị hỏng hóc, huống hồ, bạn không phải sống chỉ để làm việc.
2. Chất lượng công việc giảm
Với khối lượng công việc khổng lồ thì điều bạn quan tâm lớn nhất là cần phải giải quyết bằng hết, bạn sẽ dễ dãi hơn với chất lượng từng công việc mà mình phải hoàn thành. Hoặc và vội vàng làm qua loa cho nhanh, hoặc là kĩ càng chăm chú thì sẽ mất nhiều thời gian, tiến độ không cho phép bạn chăm chú. Không ai chia sẻ công việc như trợ lý sẽ làm chất lượng công việc của bạn giảm đáng kể.
Chất lượng công việc giảm mang đến nhiều hệ luỵ tiêu cực
3. Thiếu nhạy bén và linh hoạt
Cơ thể đang bù đầu với công việc làm cho bạn không thể chú tâm được được gì khác, bạn không còn kiểm soát được ngôn ngữ và hành động của bản thân vì quá ám ảnh lượng công việc nhiều. Nếu một tình huống bất ngờ nào hay sự cố đột xuất xảy đến, bạn sẽ không đủ tỉnh táo để biết mình nên làm gì và có phương án khôn ngoan xử lý vấn đề đó mặc dù với khả năng của mình vốn dĩ bạn sẽ làm rất tốt. Điều này chứng tỏ công việc của bạn quá nặng nề khiến bạn không còn hứng thú, không muốn bỏ tâm và linh hoạt trong công việc.
4. Tinh thần uể oải, mệt mỏi
Luôn luôn trong trạng thái uể oải và mệt mỏi sẽ làm bạn dễ chán nản và muốn vứt bỏ công việc hiện tại của mình. Bạn không còn nhiệt huyết phấn đấu hay đoái hoài đến mục tiêu nào trong đời của mình nữa, bạn sẽ dần tụt lùi với chính bản thân hiện tại. Để cuộc sống mình trở nên thú vị và ý nghĩa hơn, công việc là động lực chứ không còn là gánh nặng, bạn phải biết cách tiết chế và giảm bớt công việc.
5. Cáu giận vô cớ
Bất cứ hành động nào của nhân viên bạn cũng cảm thấy không vừa lòng, một lỗi nhỏ cũng làm bạn quát mắng to tiếng, lúc này bạn đang quá áp lực. Không thể kiểm soát tâm trạng và dễ nổi nóng, trút giận lên đồng nghiệp hay thậm chí là bạn bè, gia đình của mình không còn là thay đổi hành vi nữa rồi, hậu quả của làm việc quá sức sẽ khiến bạn đánh mất đi những người quan trọng và những mối quan hệ đáng quý.
6. Không có thời gian nghỉ ngơi thực sự
Đồng ý rằng bạn vẫn sẽ có thời gian ngủ, thời gian cho bữa ăn nhưng nó vô cùng ít, đây chỉ được gọi là thời gian “tranh thủ”. Bao lâu rồi bạn chưa ngủ một giấc dài tỉnh dậy theo ý mình không phải nghe báo thức, bao lâu rồi bạn không có những buổi trà chiều hay dạo phố cùng vợ con? Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp chúng ta có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi. Sự thuận tiện này vô tình ngốn hết tất thảy thời gian của bạn, nếu bạn biết cách lợi dụng ưu thế này chẳng hạn như làm việc/quản lý công việc từ xa, quỹ thời gian của bạn sẽ vô cùng nhiều.
7. Hay mất tập trung
Không thể nhớ được những điều đơn giản hay logic được toàn bộ vấn đề, việc mất tập trung này là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị kiệt quệ vì công việc. Một nghiên cứu đã nói rằng nếu chúng ta giải quyết tất cả công việc dồn lại cùng còn làm suy giảm chức năng của bộ nhớ.
Mất tập trung làm giảm hiệu quả làm việc
8. Mất dần các mối quan hệ xã hội
Dành toàn bộ thời gian và sức khoẻ cho công việc sẽ làm bạn không còn tâm trí để quan tâm bất kì điều gì nữa, bao gồm những mối quan hệ xung quanh. Không có những hoạt động xã hội hay dành thời gian vun đắp các mối quan hệ làm cho bạn lãng quên họ, vô tình bạn sẽ mất đi các mối quan hệ mình đã bỏ công tạo lập trước đó. Điều này cũng có nghĩa là, bạn đang cố gắng làm việc để thăng tiến nhưng những mối quan hệ cần để thăng tiến lại bằng không.
 
Một số dấu hiệu trên của việc quá tải công việc đem đến cho bạn rất nhiều bất lợi trong cuộc sống. Nếu bạn đang cảm thấy được mức độ nghiêm trọng của việc này, đừng ngần ngại chia sẻ công việc với đồng nghiệp hay trợ lý của mình nhé!