Khi nói đến Tết nguyên đán, ai trong chúng ta cũng đều háo hức mong chờ, bởi vì chúng ta biết, Tết là dịp đoàn viên, Tết là ngày để “trở về”. Một trong những niềm vui quây quần ngày Tết là cùng ông bà gói bánh chưng xanh, phụ mẹ bày mâm ngũ quả, cùng an hem chúc Tết đi chùa…
Ta thấy Tết từ khi vừa lọt lòng, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc tại sao ông bà cha mẹ chúng ta hằng năm vẫn luôn giữ những tục lệ đó? Cùng tìm hiểu xem mâm ngũ quả, lì xì Tết… có ý nghĩa như thế nào nhé!
1. Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả vô cùng quen thuộc với Tết Việt

Mâm ngũ quả vô cùng quen thuộc với Tết Việt

Mâm ngũ quả bắt nguồn từ ngũ hành của phương Đông, 5 yếu tố chính tạo nên đất trời sự vật là là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Ngũ là một con số rất tốt trong phong thuỷ, được coi là sự bền vững mạnh mẽ nhất. Chính vì vậy, dâng mâm ngũ quả ngày Tết được quan niệm như là mọi tinh hoa dâng lên chúa trời, mong cầu một năm phát triển. Ở Việt Nam ta, tuỳ theo vùng miền mà 5 loại trái cây sẽ khác nhau.
Ở miền Bắc, 5 loại trái cây trên mâm ngũ quả sẽ được chọn theo 5 màu của ngũ hành, thông thường sẽ là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Nếu ở miền Trung không đặt nặng loại hoa quả gì thì miền Nam lại chọn quả theo tên “cầu sung vừa đủ xài”, với mong muốn một năm sung túc, đủ đầy
2. Cúng ông Táo
Táo Quân trong tín ngưỡng Việt Nam được bắt nguồn từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Người Việt Nam thường hay gọi là Thần Nhà, Thần Đất, Thần Bếp núc. Cả ba vị thần này được Ngọc hoàng giao cho việc canh giữ nhà cửa, bếp núc, chợ búa cho con người chúng ta.
Không chỉ vậy, Táo quân còn canh đuổi quỷ dữ không cho vào nhà, giữ cho gia đình êm ấm. Ngày 23 tháng chạp hằng năm là ngày ông Táo về trời báo cáo tình hình cho Ngọc Hoàng, ông bà ta sẽ cúng tiễn đưa ông Táo về trời để tỏ lòng thành kính và biết ơn. Vào ngày 30 tháng chạp, chúng ta lại đón ông Táo trở về bên gia đình để bắt đầu một năm mới.
Ông Táo cưỡi cá chép hoá rồng lên Thiên đình bẩm báo sự kiện một năm, nên tục thả cá chép với ý nghĩa mong muốn dâng phương tiện di chuyển cho người.

Ông Táo về trời

Ông Táo về trời

3. Cúng tất niên

Cúng tất niên

Cúng tất niên

“Tất” là xong, “niên” là năm, cúng Tất niên có nghĩa là cúng kết thúc một năm. Ý nghĩa của mâm cúng tất niên là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đây còn là tín ngưỡng dân gian, sau một năm vất vả làm việc, mọi người cùng nhau ngồi ăn bữa cơm vui vẻ, như một tiếng thở dốc sau cuộc chạy dài hơi.
Cúng tất niên còn là sự tri ân với đất trời đã giúp đỡ gia đình một năm qua, chính vì vậy mọi người luôn chú trọng trong mâm cúng, ngoài mâm ngũ quả còn là những món ăn. Ngày nay, ở các công ty hay cơ quan tổ chức, mọi người còn tổ chức tiệc tất niên với ý nghĩa là buổi vui chơi, cùng nhau nhìn lại những gì một năm qua mình cùng nhau đạt được hay góp ý những thiếu sót để bắt đầu một năm mới trọn vẹn hơn.

 

4. Bánh chưng bánh giầy

 

Bánh chưng bánh giầy ngày Tết có từ rất xa xưa, nước ta vào đời Hùng Vương thứ 6, Lang Liêu đã dùng những nguyên liệu gần gũi với nhân dân là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong để làm nên hai loại bánh, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho Trời và bánh chưng hình vuông tượng trưng cho Đất. Lang Liêu đã dùng loại bánh này làm lễ vật dâng lên vua và được truyền ngôi cho.
Bởi vì đây là loại bánh gần gũi với nông dân, mang ý nghĩa to lớn, nên người Việt chúng ta chọn chúng làm lễ vật trong thờ cúng tổ tiên, qau đó thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn.
5. Xông đất
Người ta thường chọn một vị khách hợp tuổi với chủ gia đình cũng như vị khách có tuổi cầm tinh con giáp hợp với con giáp của năm mới để xông đất. Bên cạnh đó người khách được mời vào nhà xông đất phải dựa trên đức tính, sức khoẻ, sự thành đạt… Bởi vì quan niệm “đầu xuôi, đuôi lọt” nên người đầu tiên cởi mở, vui vẻ và hoà hợp bước vào nhà thì cả năm nhà sẽ được hưởng nhiều điều tốt đẹp, thuận lợi trong làm ăn.
Chính vì vậy, vào sang mùng 1 ngày Tết người ta thường e ngại khi đến thăm nhà người khác khi chưa có sự cho phép của chủ nhà. Mọi người luôn cẩn thận vì sợ ngộ nhỡ mình sẽ là người xông đất trong khi không hợp tuổi hay chưa có đức tài mà chủ nhà mong muốn, gia đình họ sẽ làm ăn khó khăn, vất vả.
6. Lì xì
Câu chuyện kể rằng vào đêm giao thừa, nhân dịp các vị thần đều về trời để báo cáo với Ngọc hoàng, một con yêu quái thường xuất hiện và xoa đầu trẻ con, khiến trẻ con sốt cao hay trở nên ngờ nghệch. Có một lần 8 vị tiên đi ngang qua liền hoá thành 8 đồng tiền nằm bên cạnh xung quanh đứa trẻ, những đồng tiền này được gói trong tờ giấy đỏ, khi con yêu quái lại gần, những đồng tiền sáng rực lên làm con yêu quái hoảng sợ bỏ chạy.
Chính vì vậy, tục lì xì phong bì có tiền cho trẻ em mang ý nghĩa như tặng một vật để bảo vệ con trẻ, trừ tai hoạ cũng như là mừng trẻ em khôn lớn.

Lì xì là phong tục quen thuộc ngày Tết

Lì xì là phong tục quen thuộc ngày Tết

7. Xuất hành
Đầu năm mới người Việt chúng ta còn có tục xuất hành, có nghĩa là đi ra ngoài để tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Xuất hành vào giờ tốt vào hướng tốt mang ý nghĩa hướng đi cả năm sẽ đúng đắn, sự nghiệp phát triển theo hướng thuận lợi.

Xuất hành đầu năm

Xuất hành đầu năm

Xem trước ngày và giờ hợp với tuổi của mình sẽ khiến người xuất hành có niềm tin vào con đường sự nghiệp mà mình chọn, tự tin trước những lựa chọn và quyết định của mình. Do đó việc xuất hành rất quan trọng trong việc làm ăn, kinh doanh của mỗi cá nhân.