Người trẻ hiện nay ở nước ta tư tưởng khá mới và rất “nhạy” về những xu hướng kinh tế phát triển của thế giới. Chính vì vậy nhiều công ty trẻ và có tiềm năng trong tương lai được thành lập khá nhiều. Vậy năm 2020, nếu bắt đầu startup thì người trẻ Việt có những thuận lợi và thách thức gì?
Điều gì chờ đón giới khởi nghiệp Việt trong năm 2020?
Thuận lợi khi start up tại Việt Nam
1. Số lượng người ở độ tuổi lao động chiếm phần lớn
Với tỷ lệ dân số vàng và số lượng người ở độ tuổi lao động chiếm phần lớn bạn không phải lo sợ mình thiếu đồng đội hay bạn đồng hành. Những người trẻ dám ước mơ, dám thực hiện sẽ bắt tay cùng bạn để nghiên cứu, tìm tòi và cố gắng thực hiện mục tiêu khởi nghiệp thành công.
2. Đa dạng ngành nghề
Là một quốc gia hội nhập với đa dạng ngành nghề, bạn sẽ không quá khó khăn và cảm thấy mình quá biệt lập, thị trường sẽ dễ chấp nhận một dịch vụ mới, một sản phẩm mới mà bạn tạo ra. Bạn chỉ cần tạo ra sản phẩm phù hợp, lợi ích cao, có một thị trường cụ thể để nhắm tới, bạn vẫn có thể thành công. Những ngành nghề đa dạng xuất hiện vì người ta biết cách nói cho thị trường biết họ đang cần nhu cầu này và tôi ở đây để đáp ứng, bạn cũng có thể làm như vậy.
3. Nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền
Có rất nhiều nhà đầu tư muốn rót vốn cho bạn
Không thiếu những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẵn sàng chi trả cho những dự án hay ho của bạn. Là người đẩy bạn đến gần hơn với ước mơ của mình, để những ý tưởng to lớn không còn là dự định đầy tiếc nuối. Đây là một trong những nguồn lực lớn mạnh cho bạn nếu bạn cho họ thấy được tiềm năng phát triển của dự án.
4. Cơ hội quảng bá sản phẩm/dịch vụ rộng rãi
Công nghệ phát triển vượt bậc song song là bước tiến lớn trong ngành quảng cáo. Nếu bạn startup tại Việt Nam, mạng lưới công nghệ sẽ làm cho sản phẩm của bạn có mặt ở bất cứ nơi đâu, bằng bất kì hình thức nào. Rất dễ để khách hàng nhận được thông tin về sản phẩm, điều quan trọng là bạn nói gì với họ để thuyết phục họ thành người sử dụng trung thành.
5. Sự ủng hộ từ cộng đồng
Mô hình start up hiện nay không chỉ được người trẻ quan tâm mà kể cả các doanh nghiệp hay kĩ sư, người nghiên cứu cũng chú ý. Bằng chứng là những cuộc thi, chương trình thực tế hay các buổi workshop… về start up được rất nhiều người biết đến và tham gia. Những doanh nhân thành công luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tiết lộ bí quyết của riêng mình để bạn học tập, thậm chí họ luôn tạo cơ hội và dành nhiều ưu ái cho các nhà startup trẻ thực hiện giấc mơ của mình.
Thách thức khi startup tại Việt Nam
1. Rời xa dần những mối quan hệ cá nhân
Ở độ tuổi thanh niên, bạn sẽ có vô số cuộc vui và các mối quan hệ. Bắt tay vào startup đồng nghĩa bạn phải chấp nhận xa rời những niềm vui đó dù ít dù nhiều. Bạn sẽ dành ít thời gian hơn cho các môi quan hệ, những chuyến đi chơi sẽ được biến thành những buổi họp hành, lên kế hoạch, sáng tạo ý tưởng. Người trẻ mong muốn startup sẽ gần phải những người tương đồng với mình hơn, về lý tưởng hay về những dự định ấp ủ.
2. Dành chi phí cho dự án
Khi khởi nghiệp vấn đề khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn, khi chưa có nhà đầu tư đồng hành lâu dài, bạn buộc phải cắt giảm chi phí từ những chi tiêu cá nhân, những nhu cầu vui chơi giải trí… để tập trung phát triển dự án kinh doanh.
3. Tự thân vận động
Khởi nghiệp có nghĩa là bạn sẽ phải tự thân vận động
Độc lập xây dựng một dự án và đi theo đến lúc nó phát triển không phải là một việc dễ dàng. Khó khăn tìm kiếm nguồn nhân lực, khó khăn về tài chính, khó khăn về những bất cập của dự án… bạn phải tự xoay sở. Dù cho có nhà đầu tư đi chăng nữa, chung quy mọi quyết định về tầm nhìn và định hướng kinh doanh bạn cũng phải tự mình cân nhắc.
4. Từ chối mức lương hấp dẫn
Để bắt tay vào xây dựng startup của chính mình, bạn buộc phải dành toàn thời gian và công sức cho chúng. Những lời mời công việc mới một mức lương vô cùng hấp dẫn bạn buộc phải từ chối. Chấp nhận sống trong hoàn cảnh túng thiếu một thời gian dài và phải đau đầu vì chi trả cho nhiều thứ mà tự chối một công việc duy trì kinh tế cho bạn, đó là một điều không dễ dàng.
5. Khối lượng công việc khổng lồ
Là người sáng lập tức nhiên công việc dồn lên đôi vai bạn cực kì nhiều, nếu không có cộng sự thì bạn sẽ chia sẻ công việc với ai? Ngoài công việc bạn còn rất nhiều thứ phải gìn giữu như gia đình? Hãy cân nhắc tìm cho mình một cộng sự hoặc trợ lý phù hợp để khối lượng công việc không làm bạn kiệt quệ nhé.