Là bậc cha mẹ, trước khi mong muốn con làm được gì đó lớn lao, có chỗ đứng cao trong xã hội… hãy mong cầu cho con sống hạnh phúc và phát triển lành mạnh. Để làm được điều tưởng chừng như đơn giản này, chúng ta phải cố gắng từng ngày và dạy con từ những gì diễn ra trong cuộc sống. Nếu không để ý đến từng hành vi, cử chỉ của con mình và dạy bảo thì con sẽ dễ trở thành những thành phần không tốt của xã hội.
1. Về cảm xúc
Thời thơ ấu là khoảng thời gian tươi đẹp nhất đối với tất cả chúng ta vì lúc ấy mọi thứ đều đơn giản, trong sáng. Những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, nóng giận, lo lắng… con cũng đã dần học được và thể hiện ra bên ngoài, thế nhưng nhiều khi với nhận thức non nớt đó con phải làm sao để giải toả và ứng xử phù hợp? Bậc cha mẹ cần dành nhiều thời gian để dạy trẻ nhận biết được những cảm xúc này và giúp trẻ đối mặt và phản ứng với từng loại cảm xúc. Chẳng hạn, chỉ cho trẻ thấy giận dữ là điều không nên trong trường hợp những đứa trẻ khác mượn hay tranh giành đồ chơi của chúng.
Giáo dục trẻ trở thành một đứa trẻ hòa đồng và thân thiện hơn, dạy trẻ không ích kỷ cá nhân mà hãy “cùng chia sẻ, cùng vui” cho bạn bè và mọi người xung quanh.
2. Kỹ năng lắng nghe
Trẻ con thường hay có những biểu hiện như nũng nịu, khóc lóc, mè nheo khi có chuyện gì đó không vừa ý. Những lúc như vậy, chúng thường không chịu lắng nghe chúng ta nói gì, chỉ đăm đăm vịn vào điều mà mình muốn có. Vậy nên kỹ năng lắng nghe là yếu tố quan trọng. Cha mẹ cần phân biệt cho con giữa “ khả năng nghe” và “biết cách lắng nghe”.
Hãy tập cho trẻ lưu tâm đến lời nói của người khác khi họ nói chuyện với con. Khi lớn lên, con sẽ trở thành một đứa trẻ sống biết suy nghĩ và quan tâm đến người khác, lắng nghe là điều làm cho người khác cảm nhận được mình thực sự được tôn trọng.
3. Giải quyết vấn đề
Khi trẻ con đã biết lắng nghe thì cha mẹ hãy tiếp tục chỉ cho con cách giải quyết vấn đề mà con đang đối mặt. Có nhiều cách khác nhau để giải quyết nhưng hãy để con tự đưa ra quyết định, bố mẹ hãy quan sát con đã xử lý vấn đề như thế nào. Dù kết quả tốt hay không tốt, đúng hoặc sai thì bố mẹ cần giải thích tại sao nên hoặc không nên làm như thế, điểm xấu và điểm tốt nằm ở chỗ nào. Dần dần con sẽ nhận thức được các hành động mà con làm quan trọng và có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống.
4. Thiết lập quy tắc
Mỗi chúng ta sẽ dần dà thay đổi tính cách để phù hợp với cuộc sống biến đổi mỗi ngày. Tuỳ theo thời gian và những ảnh hưởng từ môi trường sống mà con sẽ hình thành nên những tính cách khác nhau. Chính vì vậy hãy cho con làm quen với một vài quy tắc, chuẩn mực mà bạn nghĩ con cần phải có. Đồng thời hãy giải thích tại sao lại có những luật lệ như thế này, không gò ép con nhất nhất tuân theo mà hãy cho con hiểu làm theo những quy tắc đó là đúng và cần thiết.
5. Lập thời gian biểu
Ngoài thời gian dành cho việc phát triển cơ thể và giáo dục như giờ học, ngủ nghỉ, ăn uống… thì con cũng cần được vui chơi, phát triển lành mạnh qua nhiều hình thức khác nhau như hoạt động ngoài trời, ghép chữ, lắp ráp mô hình… Chính vì vậy cha mẹ nên thay con lập ra thời gian biểu cân đối các hoạt động để con làm quen và có một lối sống lành mạnh, quy tắc từ nhỏ.
6. Kìm hãm sự ham thích
Xã hội ngày càng phát triển hiện đại thì những thú vui mới mẻ luôn không ngừng biến đổi, ra đời. Không nên chiều chuộng con trẻ quá đà để sự ham thích của con lớn mạnh, những thích thú từ xe ô tô, bộ xếp hình nếu cứ lần lượt mua cho con thì lớn lên con sẽ muốn thử những trò chơi nguy hiểm, lao vào thú vui sa đà. Bố mẹ hãy đáp ứng niềm vui thích cho con có giới hạn như: Con làm tốt thì sẽ được thưởng, con làm sai sẽ bị phạt. Những hành động nào được tuyên duyên và những gì nên bác bỏ.
7. Trở thành tấm gương cho con
Trẻ con luôn được ví như một tờ giấy trắng, bởi vì con chưa trải qua và nhận thức được nhiều điều, những kinh ngiệm và nhận thức đúng sai con chưa thể tiếp thu được. Chính vì vậy trẻ luôn quan sát và làm theo những hành động của người lớn, người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Bố mẹ hãy cố gắng trở thành tấm gương để con học hỏi, noi theo, sự phát triển của con hoàn toàn phụ thuộc vào cách mà cha mẹ đối xử, thể hiện ở bên ngoài.
Một gia đình tốt sẽ là môi trường lí tưởng để con phát triển hoàn hảo, tốt nhất bạn hãy dành nhiều thời gian ở bên con, để quan sát, lắng nghe và dạy dỗ con thật tốt. Đừng chủ quan cho rằng chỉ cần đưa con đến những môi trường đạt tiêu chuẩn hàng đầu là con sẽ giỏi, nếu hàng rào này không phù hợp, con sẽ leo rào đến nơi chúng muốn mà không cần biết bên ngoài là đúng hay sai.
Nếu lượng công việc quá tải không cho phép bạn gần con, bạn có cần một trợ lý chia sẻ công việc cho mình không?