Vào ngày Tết dương lịch, chúng ta chỉ đủ thời gian gặp gỡ, ăn bữa ăn đơn giản cùng bạn bè thì Tết nguyên đán chúng ta lại có nhiều thời gian hơn. Đón chào năm mới, đây là dịp mà mọi người tạm gác công việc, tụ họp thoải mái vui chơi. Những trò chơi truyền thống của Tết Việt có từ rất lâu, không cần phải du nhập từ phương Tây nhưng vẫn luôn là trò chơi ý nghĩa được gìn giữ đến tận bây giờ.

Kéo co là trò chơi truyền thống quen thuộc ở Việt Nam

Kéo co là trò chơi truyền thống quen thuộc ở Việt Nam

1. Chơi đu
 
Chơi đu là trò chơi rất phổ biến, có từ trước thời Hán thuộc, thường diễn ra vào những ngày Tết âm lịch hay lễ đầu xuân, dịp hội họp trong làng. Mọi người sẽ chọn một khoảng đất trống thật rộng, trồng những trụ đu từ những cây tre to, chắc và dài. Thượng đu là phần nối giữa các trụ đu với nhau, từ đó cột hai tay đu để người chơi có tay cầm, ngoài bàn đu để đứng, tất cả đều được làm bằng cây tre.
Trò chơi này có thể chơi một người hoặc một đôi, đây cũng là một trò chơi để các đôi trai gái gặp gỡ, thể hiện bản thân và tiến đến tìm hiểu.

 

Trò chơi đu đưa

Trò chơi đu đưa

2. Đấu vật

Trong những trò chơi dân gian ngày Tết xưa thì đấu vật là một trong những trò chơi được nhiều người chú ý nhất. Đây là một trò chơi thượng võ của những trai tráng trong làng để thử thách và so tài sức mạnh của mình. Thể lệ chơi của môn chơi này rất đơn giản, cả hai đứng hơi chùng chân đối diện nhau, nếu vật được đối phương ngã ngửa ra đất sẽ chiến thắng. Tuy nhiên ngoài việc khoẻ, bền thì trí tuệ cũng rất quan trọng.

 

Đấu vật Việt Nam

Đấu vật Việt Nam

3. Kéo co
Trò chơi kéo co có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người, từ những trai tráng, cô cậu thanh thiếu niên đến trẻ con đều ưa chuộng. Trò chơi này chia làm 2 đội lớn, gồm nhiều người. Mỗi đội cầm một đầu đoạn dây thừng, đứng đối diện cách nhau bởi vạch mức, nếu đội nào kéo sợi dây thừng về phần đất của mình nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng. Ngoài sức mạnh, tinh thần tập thể thì sự khéo léo của người thủ lĩnh cũng góp phần lớn vào chiến thắng của đội
Trò chơi kéo co

Trò chơi kéo co

4. Chơi đáo
 
Ở thời bao cấp, nhiều địa phương miền Bắc rất quen thuộc với trò chơi này, nhất là trẻ con. Dịp Tết mọi người rất thoáng trong việc tiêu những đồng tiền nhỏ lẻ cũng như mừng tuổi cho con cháu, vậy nên chơi đáo lại càng ưa chuộng hơn. Người ta sẽ khoét trên mặt đất các lỗ, nếu lỗ càng to sẽ càng dễ chơi, sau đó vạch một vạch để người chơi đứng từ đằng xa, nếu muốn trò chơi khó hơn thì đường vạch sẽ cách lỗ xa hơn. Nếu ai ném đồng xu vào lỗ nhiều sẽ ăn được nhiều, trò chơi sẽ kết thúc khi mọi người hết các đồng xu.
5. Đi cà kheo
Một trò chơi mang đậm tính truyền thống dân tộc là đi cà kheo, trò chơi này thường có mặt ở các hội làng, lễ truyền thống và tất nhiên Tết thì không thể thiếu.
Trò chơi gồm những cây cà kheo dài ngoằng, cây sẽ có một bàn gỗ hay chỗ đặt chân để người chơi có chỗ giữ chân mình. Hai đầu dưới của cà kheo xe thay thế bàn chân để trụ và tiếp mặt đất mỗi khi di chuyển. Đây là một trò chơi rất dễ ngã, đòi hỏi tính khéo léo, bạn phải vừa giữ được thăng bằng vừa tập trung cao khi di chuyển thì mới có thể giành được chiến thắng

 

Trò chơi cà kheo vô cùng quen thuộc với người Việt

Trò chơi cà kheo vô cùng quen thuộc với người Việt

6. Đập niêu đất
Đây là một trò chơi đậm hơi thở miền Bắc vào mỗi dịp Tết, dần đã lưu truyền vào Nam trong các team building, khu vui chơi ngoài trời…
Ban tổ chức sẽ chọn một khoảng trống lớn, làm một giá treo từ 2 cây sào và 1 sợi dây thừng dài khoảng 5 mét, sau đó treo lên những chiếc niêu đất. Người chơi bịt mắt và đứng sẵn ngay vạch kẻ cách nơi treo niêu khoảng 3-5 mét. Khi có hiệu lệnh, người chơi sẽ bắt đầu đi về phía trước và cầm cây sào đập vào những chiếc niêu. Thông thường, khi đập được niêu sẽ rơi ra một tờ giấy, phần thưởng người chơi nhận được ghi trong tờ giấy.
7. Chọi gà

 

Sở dĩ có trò chơi chọi gà trong những dịp Tết là vì xa xưa nghề chính của nước ta là trồng trọt và chăn nuôi.
Là một thú chơi tao nhã, vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông, trò chơi chọi gà phổ biến vào ngày Tết ở cả ba miền Bắc, Trung , Nam và có những nơi nổi tiếng như Bắc Ninh, Yên Phong…
Người ta chọn những chú gà nòi rất kĩ lưỡng, sau đó được chăm nuôi thật kĩ cũng như cho luyện tập với các chú gà chọi khác để chuẩn bị cho những trận đấu. Ở một số nơi, nếu chú gà chọi nào đấu thua một ván sẽ không còn là gà chiến để thi đấu nữa.
8. Chơi cờ người

 

Trò chơi cờ người là trò chơi cờ tướng được phóng lớn, từ bàn cờ sang một khoảng sân to được kẻ ô như trên bàn. 32 quân cờ sẽ được phân công cho 32 người đại diện ở mỗi vị trí.
Hai người chơi sẽ ngồi ra ngoài khu vực cờ di chuyển để quan sát được thế trận, họ phải tập trung và bình tĩnh trước những tiếng hò reo và mách nước của đám đông người xem xung quanh. Trò chơi không chỉ đòi hỏi trí tuệ mà tinh thần phải vững trước những yếu tố phân tán khác. Một ván cờ có khi kéo dài hàng giờ đồng hồ mới phân thắng bại.

 

 

Cờ người Việt Nam

Cờ người Việt Nam

 

9. Ném tung còn
Trò chơi này phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhất là dân tộc Nùng, Thái, Tày. Thông thường trò chơi ném tung còn sẽ tổ chức ở sân đình hay một khoảng sân lớn, trồng một cây tre cao, trên đỉnh sẽ gắn một vòng tròn và dán giấy ở hai mặt vàng và đỏ. Mặt màu vàng tượng trưng cho mặt trăng còn màu đỏ sẽ là mặt trời.
Bởi vì gắn với nền nông nghiệp lúa nước, quả còn có hình cầu được làm may từ túi vải chứa các hạt giống, có nhiều hoa văn và màu sắc sặc sỡ. Người chơi sẽ ném tung quả còn lên cao qua được vòng tròn, hoặc ném cho người bên kia chụp lấy. Trò chơi này mang ý nghĩa cầu mong hoà hợp âm – dương, vụ mùa tươi tốt.